Mẫu hợp đồng tổng thầu EPC 2021 theo luật Bộ Xây Dựng

Tổng thầu khi trúng gói thầu EPC sẽ phải soạn bản hợp đồng EPC ký kết với chủ đầu tư hoặc các nhà thầu phụ khác. Vậy hợp đồng EPC là gì? Bản mẫu hợp đồng tổng thầu EPC mới 2021 cập nhật bổ sung những nội dung gì. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng EPC ở bài viết sau đây nhé.

Hợp đồng EPC là gì?

EPC là viết tắt cụm từ tiếng Anh Engineering – Procurenment – Construction. Hợp đồng EPC là bản văn thỏa thuận giữa chủ đầu tư và tổng thầu trùng gói thầu trọn gói gồm những hạng mục thực hiện: Khảo sát giám sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo, thi công xây dựng và lắp đặt để đưa dự án vào hoàn thiện và khai thác một cách đồng bộ.

Tổng thầu EPC có nghĩa vụ thực hiện mà các công việc: thiết kế, mua sắm trang vật tư, thiết bị và các vật tư kỹ thuật,…

Từ những năm 90, hợp đồng EPC đã được áp dụng tại Việt Nam. Chủ đầu tư dự án sử dụng hợp đồng này với mục đích không muốn tham gia sâu vào quá trình thực hiện dự án. Dự cơ sở xem xét những nguồn lực có sẵn, quy mô, mức độ phức tạp của dự án, đồng thời muốn chuyển rủi ro trong quá trình thực hiện cho nhà thầu hợp đồng.

Hợp đồng tổng thầu EPC có ưu điểm gì?

Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC mang lại nhằm hạn chế những nhược điểm mà các dự án thường mắc phải. Ví dụ như: hạn chế về mặt kinh nghiệm, năng lực và nhân sự trong quá trình quản lý dự án, các giai đoạn thực hiện nhiều thủ tục rườm rà gây lãng phí về chi phí.

Thực hiện hợp đồng EPC khắc phục các nhược điểm của chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn. Thúc đẩy phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổng thầu tham gia quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả của quá trình vận hành dự án.

Sử dụng hợp đồng EPC giúp chủ đầu tư khai thác tối đa trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí của nhà thầu khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư cũng cần ít nhân lực, chi phí quản lí dự án hơn.

Áp dụng hợp đồng EPC giúp tổng thầu xây dựng chủ động linh hoạt hơn trong việc kiểm tra. Điều phối công việc theo tiến độ thực tế mà không bị lệ thuộc nhiều vào sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của chủ đầu tư. Từ đó giảm thời gian gián đoạn, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết.

mau-hop--dong-tong-thau-epc-1
mau-hop–dong-tong-thau-epc-1

> Có thể bạn quan tâm: nhà thầu xây dựng nhà xưởng

Hợp đồng EPC được áp dụng vào quy mô công trình dự án nào?

Thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC hiệu quả cần căn cứ vào những đặc điểm tính chất, quy mô của từng dự án và các quy định của pháp luật để áp dụng phù hợp với hình thức hợp đồng EPC.

Theo nhận định đánh giá của các chuyên gia, áp dụng hợp đồng EPC thông thường cho các dự án dự án có quy mô lớn, có hạ tầng và có hệ thống phức tạp như lĩnh vực dầu khí, khai khoáng,…. Các dự án cần có trình độ chuyên môn cao, kiến thức đặc biệt, có các phương án công nghệ linh hoạt.

Mẫu hợp đồng tổng thầu EPC chuẩn nhất 2021

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

Tải mẫu hợp đồng tổng thầu EPC tại đây

Những bất cập của hợp đồng EPC

Bên cạnh những ưu điểm mà hợp đồng tổng thầu xây dựng mang lại thì cũng có những bất cập của bản hợp đồng EPC này. Mặt khác, việc áp dụng hợp đồng EPC cần thiết có những điều khoản nhất định để nhận được tối đa lợi ích.

Thực hiện sai hợp đồng sẽ dẫn đến dự án không được thành công như mong đợi. Đồng thời chủ đầu tư phải gánh chịu mức chi phí cao không đáng có gây lãng phí hao hụt ngân sách.

Việc xác lập hợp đồng EPC nên quá trình thanh kiểm tra của chủ đầu tư không được thường xuyên nên việc giám sát nhà thầu không cao.

Đối với các tổng thầu không có tính chuyên nghiệp và trách nhiệm không cao sẽ khiến dự án có nhiều sai sót. Có nhiều trường hợp, dự án nghiệm thu xong mới phát hiện ra các sai sót về thi công, hay trang thiết bị của dự án.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng EPC, ưu điểm và những bất cập của hợp đồng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *