Hướng dẫn thực hiện biện pháp thi công busway

Hệ thống phân phối truyền tải điện trở nên thuận tiện hơn khi lắp đặt các biện pháp thi công điện hợp lý. BGROUP xin giới thiệu biện pháp thi công busway đang trở nên phổ biến bởi những ưu điểm nổi bật thay thế cho hệ thống dẫn điện truyền thống. Vậy busway là gì? Cùng tìm hiểu về thanh dẫn điện này qua bài viết của nhà thầu xây dựng Bgroup dưới đây nhé!

bien-phap-thi-cong-busway-3

Busway là gì?

Busway là tên gọi của thanh dẫn điện, đây là một hệ thống dạng thanh vỏ bọc cứng được sử dụng để thay thế cáp điện. Sử dụng lõi đồng hoặc nhôm đặt vào bên trong để dẫn điện.

Các thanh dẫn điện busway có chiều dài khoảng 3m và các đầu khớp nối được kết nối linh hoạt và thuận tiện cho quá trình truyền tải điện.

Trong công trình thi công xây dựng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thanh dẫn điện tùy vào mục đích sử dụng.

Nếu dùng dây cáp điện,sử dụng hệ thống thang máng cáp sẻ tăng tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn hơn cho toàn bộ đường dây dẫn.

Ưu điểm nổi bật của thanh dẫn điện

Biện pháp thi công busway mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn nếu so với cáp điện nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đưa vào sử dụng.

  • Khả năng dẫn điện lên đến 6300A nên ít hao tổn và có khả năng lấy điện từ một trục thanh dẫn ra nhiều vị trí khác nhau
  • Busway có khả năng chịu quá tải của dòng làm việc nhờ vào cấu trúc thanh và vật liệu cách điện
  • Thanh dẫn điện còn được thiết kế với bề ngoài thẩm mỹ cao, và tiết kiệm diện tích lắp đặt và tủ phân phối điện chính.
  • Thanh sẫ chịu quá tải tốt, hạn chế việc sự cố lan truyền.
  • Chi phí sử dụng cho Busway cũng tiết kiệm hơn sơ với sử dụng cáp điện thông thường.

>> Xem thêm: dầm chuyển là gì?

Các bước thực hiện biện pháp thi công busway tại BGROUP

bien-phap-thi-cong-busway-4

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc và dụng cụ thi công
  • Lắp đặt giàn giáo và thang chữ A trong trường hợp lắp đặt thanh dẫn tại các vị trí cao
  • Căng dây lấy dấu để định thanh dẫn Busway
  • Tiến hành khoan lỗ và đóng các tắc kê lên sàn hoặc vách cho hệ thống giá đỡ.
  • Vận chuyển Busway tới các vị trí lắp đặt.

Bước 2: Lắp đặt biện pháp thi công busway

  • Lắp đặt giá đỡ ngang cho hệ thống Busway
  • Lắp đặt Busway theo phương thẳng đứng

Tiến hành biện pháp thi công busway đi xuyên tầng theo thứ tự sau:

  • Nới lỏng ốc của bộ giá đỡ
  • Lắp bộ treo hai bên Busway
  • Cố định bộ phận treo vào đế tại sàn
  • Gắn chặt bộ đỡ Busway vào vỏ bằng cách siết ốc
  • Gắn chặt bộ đỡ vào gá đỡ sàn
  • Gắn chặt ốc để cố định phần lò xo chịu lực
  • Lắp đặt phần thanh thẳng kế tiếp
  • Các lò xo phải bị nén lại . Độ dài lò xo phải đồng đều giữa các bộ đỡ

Bước 3: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống Busway

Các nhân viên lắp đặt phải kiểm tra hệ thống busway tuân thủ các nghiêm ngặt các quy định sau đây để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

  • Kiểm tra phía bên ngoài của hệ thống dẫn điện có bị vặn, xoắn, bụi trên thanh cái không
  • Kiểm tra các vị trí đấu nối có thẳng hàng không, các hộp lấy điện đã được cố định chặt chưa
  • Hệ thanh cái không được còn dinh bụi bẩn
  • Kiểm tra tất cả các vị trí kết nối của tuyến Busway đã lắp kín chưa
  • Vị trí kết nối của Busway với tủ MSB, Trạm biến áp, Máy phát đã được siết chặt chưa
  • Hệ thống thanh cái có bị nước xâm nhập không
  • Hệ thống lắp đặt gần thanh cái có phát nhiệt vào hệ thống thanh cái không
  • Kiểm tra điện trở cách điện của toàn tuyến Busway

Bước 4: Đóng điện vận hành hệ thống dẫn điện Busway

  • Vận hành hệ thống cấp điện trong và ngoài tòa nhà đảm bảo yếu tố tiết kiệm điện năng
  • Theo dõi hoạt động của hệ thống, nhiệt độ và cường độ tải theo mức quy định
  • Đưa ra các phương án khắc phục sự cố nếu không may xảy ra thực tế.

Bước 5: Nghiệm thu và bào giao

  • Sau khi đã hoàn thành biện pháp thi công busway thì tiến hành bàn giao các biên bản xác nhận và hồ sơ thi công hệ thống busway
  • Hướng dẫn bảo trì cho hệ thống thanh dẫn điện khi cần thiết

Sự cố thường gặp khi thực hiện pháp thi công busway

Trong một thời gian sử dụng, chắc chắn hệ thống dẫn điện có thể gặp một số tình huống không mong muốn. Tổng thầu BGROUP đã tổng hợp một số sự cố thường gặp đối với thanh dẫn điện busway:

  • Do chế tạo: va đập khi vận chuyển, dây bị vặn, xoắn…Do vậy việc kiểm tra trước và sau khi lắp đặt là điều vô cùng cần thiết.
  • Do đầu nối không chặt: dẫn đến gây phóng điện và hư hỏng.
  • Do thấm nước: Hầu như tất cả các hãng với IP 54 khi xảy ra tình trạnh thấm nước lâu dài sẽ đều dẫn đến sự cố cho hệ thanh dẫn.
  • Do tải nặng: sự cố này rất ít khi gặp phải nhưng vẫn có khả năng xảy ra
  • Ngắt mạch các ruột dẫn điện tại vị trí nối: lỗi do lắp đặt
  • Hư hỏng hệ thống treo: làm nghiêng, vặn, xoắn, và rất ít khi xảy ra.

Trên đây là các bước thực hiện biện pháp thi công busway theo quy chuẩn được kiểm định đảm bảo an toàn. Tổng thầu epc Bình Dương BGROUP đang là một trong những đơn vị lắp đặt thanh dẫn điện uy tín nhất hiện nay. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0838.613.663 để được hỗ trợ lắp đặt nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *