Dầm chuyển là gì? Thi công dầm chuyển trong xây dựng nhà cao tầng

Trong lĩnh vực xây dưng thì biệp pháp thi công dầm chuyển được ứng dụng hầu hết cho các công trình nhà cao tầng. Vậy dầm chuyển là gì? và nó có chức năng như thế nào mà lại được ưu tiên sử dụng. Nhà thầu xây dựng BGROUP xin giới thiệu tới bạn đọc về phương pháp thi công dầm chuyển và gợi ý một số lưu ý để quá trình thi công nhà diễn ra an toàn và thành công.

Dầm chuyển là gì?

dam-chuyen-la-gi-1
dam-chuyen-la-gi-1

Dầm chuyển hay còn gọi là sàn chuyển là giải pháp kết cấu cho kiểu nhà nhiều tầng. Đây là cấu kiện dầm phân phối lại tải trọng thẳng đứng thường có độ cứng và tiết diện hình học tương đối lớn.

Thiết kế dầm chuyển khác so với dầm chính và phụ bởi nó có tác động phân bố ứng suất phi tuyến bởi tải trọng tập trung lớn từ tải trọng của các cột ở tầng trên.

Đặc điểm của dầm chuyển trong xây dựng

  • Dầm chuyển đóng vai trò quan trọng trong cấu kiện thi công nhà cao tầng. Hệ kết cấu vách bê tông cốt thép thay thế cho các cột có tiết diện lớn là giải pháp hợp lý nhất cho việc phân chia căn hộ. Tăng cường độ cứng bởi các vách bê tông cốt thép cũng giúp công trình có độ mảnh lớn chắc chắn hơn.
  • Nnhà cao tầng sử dụng dầm chuyển sẽ có hệ kết cấu ống, kết cấu này do ống trong của vách cứng và ống ngoài hoặc là khung ngoài tạo nên.
  • Số tầng mà càng nhiều thì ống trong như là dầm conson đứng sẽ có tiết diện hình hộp càng mảnh thì khả năng chống lại được lực uốn lớn càng giảm. Cột phía ngoài không thể phát huy hết tác dụng để chống lại lực ngang bởi vậy chịu lực sẽ không được hợp lý.
  • Vậy nên khi thi công thì nên bố trí dầm ngang hoặc dầm có độ cứng. Khi mà ống trong bị cong, dưới tác dụng của lực ngang thì sẽ làm cho tay đòn cứng chuyển vị.
  • Tầng mà được bố trí dầm chuyển cứng vươn ngang hay là dàn cứng thì sẽ được gọi là tầng cứng, tầng này sẽ được dùng làm tầng kỹ thuật.

Chức năng dầm chuyển là gì?

Trong khối căn hộ yêu cầu kích thước cấu kiện thẳng đứng phải mỏng nên dầm chuyển sẽ có chức năng phân phối tải trọng từ vách về tập trung tại các đỉnh cột.

Trong công trình khác, bố trí dầm chuyển để dàn đều tải trọng xuống móng. Vậy nên dưới mỗi chân cột chỉ cần bố trí một cọc để không làm phát sinh lực chọc thủng và mô men uốn. Cách thức thi công này giúp tiết được một khoản chi phí đài cọc.

Phân loại dầm chuyển là gì?

Thi công dầm chuyển được phân loại theo 3 hạng mục dưới đây:

Phân loại theo vật liệu

Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép

Loại dầm chuyển này được chế tạo bằng chất liệu bê tông cốt thép đã được sử dụng rất lâu và phổ biến với ưu điểm dễ chế tạo à đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên loại dầm chuyển này lại có kích thước khá lớn.

Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép ứng lực trước

Loại dầm chuyển được chế tạo bằng bê tông cốt thép ứng lực trước với độ kéo căng tạo ra ứng suất nén trong bê tông. Loại này có kích thước khá nhỏ và dễ chế tạo, nhưng đòi hỏi kỹ thuật thi công khó nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Dầm chuyển bằng kết cấu thép

Vật liệu thép thường được sử dụng nhiều trong xây dựng dân dụng và cả công nghiệp. Nên dầm chuyển bằng kết cấu thép cũng được vận dụng vào thi công xây dựng.

Hiện nay thì kết cấu thép còn khá hạn chế ở Việt Nam và công nghệ lắp đặt kết cấu thép khá là phức tạp.

Phân loại theo thi công

Phương pháp thi công tại chỗ

Tiến hành ghép ván khuôn và lắp đặt cốt thép tại vị trí thiết kế kết cấu.

Loại dầm chuyển theo phương pháp thi công tại chỗ có mức độ tải trọng tốt và tự do chế tạo theo cấu kiện mà bạn mong muốn.

Phương pháp thi công lắp ghép

Phương pháp thi công lắp ghép khắc phục được nhược điểm của phương pháp đổ tại chỗ. Thi công lắp đặt cấu kiện riêng rồi mới lắp ghép vào vị trí thiết kế.

Phương pháp này giúp tiết kiệm vật liệu và rút ngắn thời gian thi công.

Tuy nhiên, dầm chuyển theo thi công lắp ghép thường có độ cứng không lớn và mối nối phức tạp.

Một số lưu ý khi thi công dầm chuyển là gì?

dam-chuyen-la-gi-2

Khi đã tìm hiểu về dầm chuyển là gì? thì khi thi công bạn cần đảm bảo việc chống đỡ lực một cách tốt nhất vì dầm chuyển thường sẽ có kích thước và khối lượng khá lớn. Dưới đây là một số lưu ý khi thi công dầm chuyển để đảm bảo an toàn và tránh các sự cố không mong muốn xảy ra.

  • Quá trình thi công chia thành nhiều đợt nên sẽ tốn kém thời gian và chi phí hơn các biện pháp khác.
  • Trong quá trình thi công thì dầm chuyển phải có máy móc chuyên dụng dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của ban quản lý
  • Đổ bê tông cần phải thực hiện các biện pháp giảm nhiệt độ sinh ra, không vượt quá 20 độ theo quy định.
  • Dầm chuyển phải đúc nguyên khối và tiến hành liên tục qua một số cột chống phía dưới và các độ võng, lệch phải kiểm soát chặt chẽ.
  • Phải đảm bảo chế độ an toàn theo tiêu chuẩn quy định để không ảnh hưởng tới toàn bộ công trình.
  • Quá trình nghiệm thu phải thật cẩn thận để xử lý và sửa chữa kịp thời.

Các bước thi công dầm chuyển đúng chuẩn

Bước 1. Tiến hành lắp dựng giàn giáo

  • Đội ngũ thi công lắp đặt giàn giáo cẩn thận, đúng vị trí trên thiết kế.

Bước 2. Gia công, lắp dựng cốp pha dầm

  • Gia công ván dầm
  • Cân cao độ rải ban xà gồ hợp lý.
  • Lắp đặt ván dầm trước và ván sàn.
  • Đục tạo nhám đầu cột
  • Tến hành vệ sinh, chuyển thép lên sàn sau quá trình lắp đặt ván

Bước 3. Gia công, lắp dựng cốt thép

  • Gia công thép dầm sàn đúng tiêu chuẩn quy định
  • Sau đó lắp đặt cốt thép với khoảng cách chính xác

Bước 4. Tiến hành công tác điện nước âm sàn

  • Đặt ống chờ cho ống nước xuyên sàn

Bước 5. Đổ bê tông sàn

  • Tiến hành bảo dưỡng bê tông sàn sau khi đổ trong vòng 24 tiếng.
  • Sử dụng các bao bì lót dưới nền khi bảo dưỡng.

>> Xem thêm: hồ sơ mời thầu gồm những gì?

Tổng thầu epc tại Bình Dương BGROUP sẵn sàng cung cấp dịch vụ thiết kế thi công dầm chuyển cho các dự án xây dựng lớn nhỏ khắp các tỉnh thành miền Nam. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0838.613.663 để biết thêm thông tin chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *