Một không gian sống tiện nghi thẩm mỹ không phải chỉ cần đáp ứng được thiết kế kiến trúc đạt chuẩn mà cần tạo sự bề chắc về mặt kết cấu công năng bên trong. Đó chính là lý do mà tại sao nhiều quý gia chủ lại lựa chọn thi công trần thạch cao cho căn nhà của mình. Bài viết dưới đây BGROUP xin giới thiệu vè loại trần thạch cao và cách làm trần thạch cao đơn giản chi tiết nhất để bạn cùng tham khảo.
Nội dung
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là loại trần được lắp ghép bởi nhiều tấm thạch cao với khung xương trần thạch cao, đây là kết cấu tổ hợp của nhiều nguyên vật liệu tạo thành bao gồm tấm thạch cao, khung xương, sơn bả và vật tư phụ khác. Các nguyên vật liệu chính này có chức năng:
- Tấm thạch cao: tạo mặt phẳng cho trần, tấm trần thạch cao liên kết trực tiếp với hệ khung xương thông qua vít để tạo mặt phẳng cho trần.
- Khung xương: cố định hệ kết cấu theo một khung xương có sẵn để treo cả hệ trần lên mái hoặc sàn bê tông cốt thép.
- Sơn bả: tạo độ bóng sáng, độ mịn, nhẵn nhịn cho bề mặt trần.
Cấu tạo của trần thạch cao
Để biết cách làm trần thạch cao thì trước tiên bạn cần nắm rõ kết cấu của trần thạch cao để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng hơn
- Thanh chính: là thanh chịu lực được treo trên trần nhà cùng với các ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: liên kết với các thanh chính tiếp xúc với tấm trần thạch cao.
- Thanh viên: thanh liên kết giữa vách với các thanh chính và thanh phụ.
- Tấm thạch cao: là tấm được liên kết với các thanh phụ, thanh chính, thanh viên
- Các phụ kiện khác: dùng để liên kết các thanh với nhau tạo ra hệ thống trần hoàn chỉnh.
Hướng dẫn cách làm trần thạch cao chìm
Cách làm trần thạch cao chìm được tiến hành khá đơn giản và được sử dụng nhiều trong cách công trình thi công nội thất.
Bước 1: Xác định độ cao của trần
Sử dụng thước đo chiều cao và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser.
Sau đó đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà trên vách hay trên cột.
Bước 2: Cố định các thanh viền tường
Tiến hành cố định các thanh viền tường bằng cách sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường, khoảng cách cố định không được vượt quá 30cm.
Bước 3: Phân chia khoảng trần
Khoảng cách phù hợp nhất giữa tâm điểm thanh chính so với thanh phụ là 80–90cm.
Bước 4: Móc treo trần thạch cao
Cố định các điểm treo bằng mũi khoan 0,8cm, khoảng cách giữa các ty là 120cm và ty gần nhất với vách là 61cm.
Bước 5: Lắp các thanh chính
Lắp các thanh chính với khoảng cách chuẩn kỹ thuật nhất là 100cm.
Bước 6: Lắp thanh phụ
Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp và chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.
Bước 7: Lắp ghép tấm trần thạch cao chìm
Lắp tấm thạch cao thứ 1:
- Kiểm tra tấm thạch cao.
- Gắn vít vào tấm thạch cao với khoảng cách các vít tối đa là 2cm.
- Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.
Lắp tấm thạch cao thứ 2:
- Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa 1 khe hở nhỏ.
Bước 8: Xử lý bột trít phủ kín mối nối
Sử dụng bột phủ kín các mối nối và phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng.
Để tránh bong nứt các tấm nên dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.
Bước 9: Hoàn thiện
Xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện cách làm trần thạch cao chìm
Cách làm trần thạch cao nổi cực đơn giản
Bước 1: Xác định độ trần nhà
Dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser.
Đánh dấu dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1 ta sẽ sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà, không được vượt quá 30cm.
Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà
Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp, khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ là: 60 x 120cm; 61 x 122cm; 60 x 60cm hoặc 61 x 61cm.
Bước 5: Móc treo trần thạch cao
Các điểm treo trần thạch cao thả nên có khoảng cách là 120 – 122cm.
Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 60cm
Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép.
Bước 6: Liên kết các thanh dọc
Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu theo khẩu độ 80–120cm.
Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1
Các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính
Bước 8: Liên kết thanh phụ 2
Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1 theo kích thước 60cm
Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi
Khung trần cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn.
Kiểm tra độ cao của trần nhà bằng máy lazer hay dăng dây chéo
Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần
Kích thước của các tấm lần lượt là:
Tấm 59,5 x 119cm cho hệ thống 60 x 120cm.
Tấm 60,5 x 121cm cho hệ thống 61 x 122cm.
Tấm 59,5 x 59,5cm cho hệ thống 60 x 60cm.
Tấm 60,5 x 60,5cm cho hệ thống 61 x 61cm.
Bước 11: Xử lí viền trần
Đối với mặt tấm trần: Dùng lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần và bẻ tấm trần theo hướng đã vạch sẵn, cuối cùng dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Đối với sườn trần: Dùng kéo để cắt.
Bước 12: Hoàn thiện cách làm trần thạch cao nổi
Sau khi đã hoàn thành cách làm trần thạch cao nổi thì tiến hành vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao.
Cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau.
>> Xem thêm: Các bước ốp gạch tường đúng chuẩn
Đơn vị thi công trần thạch cao uy tín tại Bình Dương
Tổng thầu epc Bình Dương BGROUP là đơn vị chuyên tư vấn và nhận thi công trần thạch cao với chất lượng đảm bảo tuyệt đối về độ bền, thẩm mỹ tuyệt vời. Hiện nay BGROUP luôn đáp ứng các loại thi công với tính năng nổi bật cùng mức giá cả cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.
BGROUP chuyên nhận thi công trần thạch cao tại các khu vực tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín và tận tâm nhất. Nếu quý khách hàng nào muốn tìm các đơn vị tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc thì hãy liên hệ với tổng thầu xây dựng BGROUP chúng tôi qua thông tin:
TỔNG THẦU XÂY DỰNG BGROUP
- Địa chỉ: Số 232 Trần Ngọc Lên, Kp3, P.Định Hoà, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0838.613.663
- Email: tongthauxaydungbgroup@gmail.com
- Website: tongthauxaydung.com