Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình xây dựng bao gồm những công việc gì? Làm sao để trở thành chỉ huy trưởng trong tương lai? Tổng thầu EPC Bình Dương – BGROUP sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích về công việc đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay.
Nội dung
Chỉ huy trưởng công trình là gì?
Chỉ huy trưởng công trình là chức danh để chỉ người chịu tránh nhiệm tổ chức thi công, điều hành các hoạt động trong một dự án hay công trình xây dựng. Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
Trong các dự án lớn thì chỉ huy trưởng sẽ đứng ra gửi báo cáo tiến độ thi công cho quản lý, làm việc trực tiếp với đại diện khách hàng để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng.
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình là gì?
Chỉ huy đội trưởng bao gồm các công việc gì? Dưới đây là những nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình bạn cần hoàn thành tốt nếu muốn xem xét được nhận vào vị trí này:
- Giám sát và quản lý theo dõi tiến độ thi công
- Đưa ra tiến độ thi công công trình theo định kỳ hàng tháng, hàng tuần và đảm bảo tiến độ thi công theo đúng cam kết
- Kiểm tra và lập báo cáo tiến độ thi công công trình và theo dõi báo cáo của nhân viên
- Đại diện giải quyết những vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thi công.
- Tổ chức triển khai kế hoạch thi công và nghiệm thu công trình đạt chuẩn tiến độ
- Phân công nhiệm vụ và quản lý công nhân đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiệm thu đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng cam kết với chủ đầu tư
- Triển khai và kiểm tra công tác lập hồ sơ hoàn công, đánh giá kết quả của nhân viên
- Kiểm tra bảo quản vật tư thiết bị trong phạm vi công trình
- Giám sát công tác vệ sinh an toàn lao động, hệ thống phòng cháy, chữa cháy
- Lưu giữ tài liệu và bảo mật hồ sơ của công trình thi công.
- Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm thi công dự án cho các dự án sau.
Điều kiện để làm chỉ huy trưởng công trình
Muốn trở thành chỉ huy trưởng công trình thì bạn cần phải tìm hiểu kĩ về vị trí này và đáp ứng một số yêu cầu theo quy định của pháp luật: Theo khoản 2 – Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP với chức danh chỉ huy trưởng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng hạng sau đây:
– Hạng I: chỉ huy trưởng công trình phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng ít nhất một công trình từ cấp I hoặc 02 công trình đối với cấp II cùng loại trở lên.
– Hạng II: chỉ huy trưởng công trình phải có chứng chỉ hành nghề hạng II hoặc đã từng làm chỉ huy trưởng ít nhất công trình cấp II hoặc với 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
– Hạng III: chỉ huy trưởng công trình phải có chứng chỉ hành nghề hạng III hoặc trực tiếp tham gia thi công với ít nhất 1 công trình từ cấp III hoặc 2 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. Tại hạng mục này cá nhân được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III, cấp IV có cùng loại hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.
Những cá thể muốn làm nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình chỉ có thể hoạt động trong một số phạm vi nhất định theo quy định.
Tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng công trình
Để được thực hiện nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình đòi hỏi bạn phải có bằng cấp, kĩ năng và kinh nghiệm nhất định. Hãy theo dõi những điều điện dưới đây để xem bạn đã đáp ứng được bao nhiêu tiêu chuẩn nhé!
- Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của công trường.
- Khả năng quản lý kỹ thuật, kinh tế, quản lý nhân sự trong hoạt động thi công xây dựng.
- Đảm bảo sức khỏe tốt
- Luôn có tinh thần trách nhiệm cao
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực để dẫn dắt toàn bộ đội ngũ nhân công tốt
- Chịu được cường độ làm việc dưới áp lực cao.
- Ưu tiên những ứng viên đã từng có kinh nghiệm chỉ huy thi công công trình dân dụng từ cấp III trở lên
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình cần kỹ năng gì?
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình yêu cầu cao về các kĩ năng quản lý, có bề dày kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chỉ huy. Do đó, ứng viên cần có các bằng cấp quản lý dự án, kỹ sư, quản lý xây dựng…
Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn đã có từ 3 đến năm 5 năm làm việc trong ngành xây dựng thì sẽ là cơ hội tốt để hồ sơ bạn được đánh giá cao và xét duyệt.
Một chỉ huy trưởng công trình cần đáp ứng được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Khả năng ra quyết định.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Khả năng thúc đẩy, tạo động lực.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Nhận thức thương mại.
- Kiến thức tốt về phương pháp và quy định trong lĩnh vực xây dựng.
>> Xem thêm: mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng
Kết
Trên đây là những thông tin về chủ huy trưởng là gì? Nhiện vụ của chỉ huy trưởng công trình và các điều kiện để trở thành kỹ năng trưởng trong tương lai. Với mức độ tăng trưởng cao của lĩnh vực xây dựng thì ngành nghề này trở nên vô cùng HOT và được nhiều người lựa chọn bởi mức thu nhập cao. Hy vọng bài viết trên của nhà thầu xây dựng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một chỉ huy xây dựng.