Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đều cần phải được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. Do đó nhiều người thường thắc mắc rằng nếu muốn sở hữu chứng chỉ năng lực xây dựng doanh nghiệp phải làm thế nào, chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc hay không? Thông qua bài viết sau đây Nhà thầu xây dựng BGROUP sẽ giúp mọi người giải đáp chi tiết về những thắc mắc trên! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng hiểu đơn giản một là bản đánh giá chi tiết về năng lực xây dựng của đơn vị đó. Chứng chỉ này được ban hành và cấp phép bởi Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng. Nội dung của chứng chỉ xây dựng sẽ nêu rõ về điều kiện, quyền hạn của đơn vị thi công tham gia vào các hoạt động xây dựng trên pham vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo điều 59-67 Nghị Định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD. Các cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải đáp ứng được chứng chỉ năng lực xây dựng thì mới có thể hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng được cấp phép cũng sẽ được quy định theo nội dung ghi trên chứng chỉ. Vậy chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Sau đây là câu trả lời dành cho bạn.

Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Tại điều 57 Nghị định 42/2017/NĐ-CP có quy định rõ: Không tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào được tham gia nghiệm thu, quyết toán hoặc tham gia đấu thầu công trình nếu đơn vị đó không đáp ứng được chứng chỉ năng lực xây dựng. Như vậy chứng chỉ năng lực xây dựng là bắt buộc với cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị muốn hoạt động hợp pháp ở lĩnh vực này.

Xem thêm >>> Gói thầu là gì?

Điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ xây dựng là một giấy phép quan trọng và không phải ai cũng có thể sở hữu. Vậy điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng là gì, bao gồm những yêu cầu gì? Chúng tôi xin giải đáp ngay sau đây:

  1. Đã có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc có quyết định thành lập đơn vị từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
  2. Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng yêu cầu phải là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng tại tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng và có ký kết hợp đồng lao động rõ ràng.
  3. Đối với các dự án mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với công việc thực hiện. Đặc biệt đối tượng này phải là người được tiếp nhận bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở lĩnh vực của công trình, dự án đó.

Xem thêm >>> Biện pháp thi công cầu thang bộ 

chung-chi-nang-luc-xay-dung-4

Có bao nhiêu loại chứng chỉ năng lực xây dựng?

Tùy theo mục đích của đơn vị xin cấp chứng chỉ xây dựng mà chúng ta sẽ phân loại chứng chỉ thành nhiều nhóm khác nhau. Theo phân loại cấp bậc chứng chỉ năng lực chúng ta sẽ có chứng chỉ năng lực hạng I, II, III. Còn phân loại theo lĩnh vực chúng ta sẽ có 8 loại chứng chỉ năng lực. Chi tiết như sau:

  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Tư vấn và quản lý dự án.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Khảo sát xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Thi công công trình xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Tư vấn và lập quy hoạch xây dựng công trình.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Thiết kế và thẩm tra công trình.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Giám sát, thi công và kiểm định dự án xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Thành lập, thẩm tra dự án đầu tư và xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng trong Tư vấn và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, 3 lần đầu

chung-chi-nang-luc-xay-dung-3

Theo quy định mới nhất của Bộ Xây Dựng, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, 3 đối với các đơn vị xin cấp lần đầu và xin cấp lại sẽ có sự khác biệt với nhau. Trong đó, hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực lần đầu sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu quy định tại phụ lục V, Nghị định số 100/2018.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Chứng chỉ hành nghề hợp pháp của các nhân sự chủ chốt cùng với bảng kê khai kinh nghiệm hoạt động và tham gia dự án tương đương.
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu những công trình hạng 2 tiêu biểu.
  • Bảng kê khai máy móc, thiết bị phục vụ trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình.

Xem thêm >>> Tổng thầu epc 

Kết chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Bên trên là những chia sẻ của Tổng thầu xây dựng BGROUP về chứng chỉ năng lực xây dựng là gì, chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không và điều kiện để nhận chứng chỉ năng lực xây dựng. Hy vọng sẽ mang đến cho mọi người những thông tin bổ ích và chính xác trong việc tiến hành xin cấp chứng chỉ năng lực quan trọng này.

Mọi thắc mắc và thông tin tư vấn về xây dựng, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những phương thức sau:

TỔNG THẦU XÂY DỰNG BGROUP

  • Địa chỉ: Số 232 Trần Ngọc Liên, Kp3, P.Định Hoà, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Hotline: 0838.613.663
  • Email: tongthauxaydungbgroup@gmail.com
  • Website: tongthauxaydung.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *