Trong cách hoạt động thi công xây dựng, các chủ đầu tư thường tham gia các buổi đấu thầu để tìm kiếm các nhà thầu phù hợp với yêu cầu của họ đề ra. Chắc hẳn trong quá trình đấu thầu, bạn không còn lạ lẫm gì về thuật ngữ gói thầu. Vậy gói thầu là gì? BGROUP sẽ giải đáp thông tin về về gói thầu và bật mí các xác định giá gói thầu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nội dung
Gói thầu là gì?
Theo điều khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung
Vậy gói thầu là gì? Tóm lại, gói thầu là một phần hoặc cả toàn bộ dự án trong thi công xây dựng. Tại sao một dự án lại được phân chia thành nhiều gói thầu? Bởi vì:
- Các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự, bảo đảm tính đồng bộ và có quy mô gói thầu hợp lý.
- Khi chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, mỗi nhà thầu tham dự có những thế mạnh riêng. Việc chia thành các gói thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư được nhà thầu xây dựng phù hợp.
- Việc phân chia các gói thầu giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ vì mỗi lĩnh vực có các nhà dự thầu tốt khác nhau.
Bản chất của gói thầu là gì?
Bản chất của gói thầu là các bên mời thầu sẽ tổ chức các buổi đấu thầu để lựa được nhà thầu phù hợp với nhu cầu của mình.
Khi thực hiện các hoạt động đấu thầu nhu cầu mua sắm có thể tách ra hoặc gộp lại tùy vào yêu cầu của nhà thầu. Bên nhà thầu cũng có thể liên kết những nhà cung cấp thành một nhà thầu lớn để thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm.
Tuy nhiên, sự liên kết của các nhà cung cấp với nhau là vô cùng khó vì quá trình liên kết này rất mất thời gian để chủ động thực hiện hoặc thiết lập mối quan hệ.
Cho nên nhà thầu nên chọn những nhà cung cấp lẻ để tăng cơ hội tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp chất lượng, giá rẻ trên thị trường.
Như vậy, nếu nhu cầu mua sắm của nhà thầu tăng lên thì số gói thầu vẫn được giữ nguyên. Một gói thầu sẽ tương ứng với các nhu cầu mua sắm trong một lần đấu thầu.
Các loại gói thầu phổ biến hiện nay
Theo điều khoản luật quy định, gói thầu được phân chia thành các hạng mục sau:
Dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ tư vấn bao gồm các hoạt động:
- Đánh giá báo cáo quy hoạch kiến trúc
- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, tác động môi trường
- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán
- Lập hồ sơ mời thầu
- Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Thẩm tra
- Giám sát công trình
- Quản lý dự án
- Thu xếp tài chính
- Tiến hành kiểm toán
- Đào tạo và chuyển giao công nghệ
- Một số dịch vụ khác
Gói thầu hỗn hợp
- Thiết kế và cung cấp hàng hóa
- Thiết kế và xây lắp
- Cung cấp hàng hóa và xây lắp
- Thiết kế, cung cấp hàng hóa
- Lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp
Dịch vụ phi tư vấn
Dịch vụ phi tư vấn bao gồm một số hoạt động: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt công trình, hạng mục công trình, nghiệm thu, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và các hoạt động khác
Hàng hóa
Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng, hàng tiêu dùng, Thuốc, vật tư y tế
Xây lắp
Công việc thuộc quá trình xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Giá gói thầu là gì?
Giá gói thầu là giá trị là mức ngân sách tối đa mà chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó, giá ký hợp đồng thì không được vượt giá trúng thầu.
Giá gói thầu là giới hạn ngân sách tối đa mà Chủ đầu tư chi trả, trường hợp cần phải điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu chung của dự án. Tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, công trình, dự toán gói thầu được phê duyệt là cơ sở để phê duyệt giá gói thầu.
Liệt kê các cách xác định giá gói thầu
Sau khi đã biết giá gói thầu là gì? BGROUP sẽ tổng hợp 2 cách xác định giá gói thầu cụ thể như sau:
Cách 1
Giá gói thầu sẽ bao gồm các khoản kinh phí dự phòng, đây là khoản tiền để chi trả cho các khoản phát sinh trong quá trình đấu thầu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các khoản phí phát sinh?
- Khi tiến hành dự án, nhà thầu có thể đã bỏ qua một khối lượng công việc
- Kinh phí đầu tư dự án có một số thay đổi
Cách xác định kinh phí dự phòng bằng phần trăm toàn bộ chi phí của dự án, nhưng không phải dự án nào cũng cần đến kinh phí dự phòng này. Do đó, khi lập kế hoạch đấu thầu cần tính toán chi phí dự phòng cho hợp lý.
Cách 2
Các nhà thầu cần phân bổ kinh phí dự phòng hợp lý để giảm thiểu mọi rủi ro. Tuy nhiên, hình thức này là thực sự rất khó để kiểm soát và xác định trong quá trình đấu thầu.
Khi giá gói thầu tách thành phần kinh phí và phần giá thầu. Khi gói thầu xuất hiện các rủi ro khách quan thì mọi việc sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Khi đó khoản dự phòng kinh phí để sử dụng cho gói thầu đó thấp hơn kinh phí phát sinh.
Vì vậy, các nhà thầu thường rất hạn chế áp dụng cách xác định gói thầu này.
Kết luận
Tổng thầu epc Bình Dương BGROUP là nhà thầu xây dựng lớn chuyên tiến hành thi công quản lý các dự án xây dựng trên khắp các khu vực tỉnh thành miền Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0838.613.663.